4 Nguyên tắc để sống hạnh phúc từ khóa huấn luyện của đại học Yale
4 Nguyên tắc để sống hạnh phúc từ khóa huấn luyện của đại học Yale
Trước những hoàn cảnh kém may mắn ngoài kia, rõ ràng chúng ta đủ đầy hơn họ nhiều thứ. Vậy tại sao đôi khi ta vẫn không cảm thấy hạnh phúc ở hiện tại? Có lẽ hạnh phúc không đến từ bên ngoài mà xuất phát từ bên trong tâm trí. Bạn đã bao giờ nghĩ "hạnh phúc có thể được huấn luyện" chưa? Cùng Ô Xanh nhìn nhận “hạnh phúc” dưới góc nhìn khoa học và tập luyện bài tập hạnh phúc trong 20h nhé!
1. Đi tìm hạnh phúc trong chính mình
Nếu bạn mặc định hạnh phúc là cảm xúc vui sướng nhất thời khi chúng ta phản ứng với thế giới bên ngoài thì một nghiên cứu từ giáo sư Santos (đại học Yale) đã chỉ ra điều ngược lại. Theo đó, ngoại cảnh tác động 10% đến tâm trạng của con người; trong khi thói quen, suy nghĩ và hành động tác động tới 40%. Vậy nên nói “hạnh phúc có thể được huấn luyện” là hoàn toàn có căn cứ.
2. Bắt bài yếu tố khiến bạn cảm thấy không hạnh phúc
Tự cách ly cảm xúc và ngoại cảnh chính là bí mật để sống hạnh phúc bất chấp ngoại cảnh. Tuy nhiên rất ít người có thể làm được điều này, do họ quá tập trung và phụ thuộc vào những vật chất xung quanh mà quên cách vỗ về cảm xúc của chính mình. Xem xét và ngăn chặn những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, từ việc so sánh bản thân với những người khác hay mải mê nghĩ về một lỗi lầm nhỏ bé đã xảy ra từ rất lâu trước đây mà thậm chí người khác còn chẳng để tâm. Lựa chọn một môi trường tích cực với những con người tích cực cũng sẽ giúp bạn giải phóng ra nhiều cảm xúc vui vẻ và hạnh phúc hơn.
3. Bài tập “thuần phục” não bộ
Đầu tư cho trải nghiệm thay vì vật chất
Khi có được một món đồ mà bạn đã ưng ý từ lâu, có lẽ bạn sẽ rất vui vẻ. Nhưng bạn có nhận ra rằng cảm xúc đó rất nhanh biến mất không? Bởi theo nghiên cứu, những món đồ vật chất thường là những món đồ “bám quanh”, VD như quần áo, trang sức, xe cộ, nhà cửa. Sau khi có được chúng ta sẽ nhìn thấy chúng thường xuyên đến “phát chán”, và lại nảy sinh tư tưởng tìm kiếm một món khác “hay ho” hơn.
Trong khi đó, những trải nghiệm sau khi kết thúc lại để lại những “kỷ niệm”, thứ khiến bạn vui vẻ mỗi khi nhớ về. Vì vậy chuyên gia khuyến khích hãy theo đuổi những trải nghiệm để có được giá trị về mặt tinh thần lâu dài hơn.
Thử hình dung theo hướng tiêu cực
Mỗi khi bạn cảm thấy không hài lòng với hiện tại, hãy thử hình dung một viễn cảnh theo hướng tiêu cực nhất. Hay nguyên văn là “hình dung một chuyện nào đó trong quá khứ đã không xảy ra”.
Với tôi, phương pháp này đặc biệt hữu ích khi áp dụng vào các mối quan hệ thân cận và lâu dài như: vợ chồng, cha mẹ - con cái, bạn bè,... Khi ở bên ai đó quá lâu, chúng ta có xu hướng coi nhẹ sự tồn tại của họ và cảm thấy tẻ nhạt trong mối quan hệ đó. Hãy thử hình dung nếu một ngày không còn ở bên cạnh họ, bạn sẽ khổ sở và trống rỗng như thế nào. Bài tập này giúp bạn nhận ra được sự may mắn của bản thân và giá trị của hiện tại.
Biến sự biết ơn thành hành động
Một ánh mắt cảm thông, một nụ cười động viên hay một cái chạm vai khi bạn đang buồn. Tất cả những hành động nhỏ nhưng xuất phát từ tận đáy lòng đó đều xứng đáng được ghi nhớ, trân trọng và tôn vinh. Thông thường con người có xu hướng giấu đi sự yếu đuối, sự nhạy cảm của bản thân, nhưng ở trong trường hợp này, hãy để cảm xúc lên ngôi và làm điều đúng đắn.
Việc tỏ bày sự biết ơn bằng hành động giúp bạn cảm thấy ý nghĩa của sự kết nối. Hành động này sẽ gia tăng đáng kể mức độ hạnh phúc và sẽ tồn tại tới 3 hoặc 6 tháng sau đó.
Bình tâm quan sát và gọi tên cảm xúc của mình
Một trong những cách “chữa lười” hiệu quả nhất mỗi khi tâm trạng trì trệ là tìm ngay trên google câu hỏi “Tại sao tôi lại lười?”. Và bạn có tin không, sau khi đọc những phân tích trong bài viết, chắc hẳn tâm trạng của bạn sẽ được giải quyết đáng kể đấy!
Trong tâm lý học cho rằng, trong mỗi con người đều tồn tại một “con thú” sẵn sàng xù lông khi cảm thấy bị đe dọa. Trong trường hợp trên, có thể do phần công việc bạn cần giải quyết quá nhiều và bạn không biết bắt đầu từ đâu, hoặc do trách nhiệm đè nặng lên bạn quá lớn khiến cho bạn cảm thấy bị đe dọa, không có lối thoát và từ đó sinh ra sự “phản kháng” là không muốn làm nữa, muốn bỏ chạy, đó chính là gốc rễ của sự “lười”.
Về nguyên lý của cách làm này, khi bạn hiểu cách cơ thể vận hành, bạn sẽ nhận ra những lo lắng thực tế xuất phát từ tâm trí của bạn, chứ không phải do những vấn đề ngoại cảnh; từ đó giải phóng được nỗi sợ và có suy nghĩ tích cực hơn.
Tôi luôn nghĩ các nhà sư có một bí thuật gì đó mang tính tâm linh rất lớn mới có thể “an trú giữa đời”. Hóa ra hạnh phúc là thứ cũng rất… khoa học. Và chẳng cần đến tâm linh để giúp bạn sống vui vẻ. Chỉ cần bạn thực hiện những nguyên tắc trên trong thời gian dài, tin rằng ai trong chúng ta cũng xứng đáng và sẽ có được hạnh phúc cho chính mình!
Trên đây là bài viết “4 Nguyên tắc để sống hạnh phúc từ khóa huấn luyện của đại học Yale”. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn xây dựng một cuộc sống Khỏe mạnh và An nhiên. Muốn Hạnh phúc từ trong tâm trí trước hết thân thể phải được bảo vệ Bình an. Chuẩn bị sẵn lá chắn trước rủi ro từ 46 bệnh hiểm nghèo với kế hoạch tương trợ từ Ô Xanh ngay hôm nay!
Nhấc máy liên hệ 0339.869.338 ngay để được hỗ trợ tham gia cộng đồng Ô Xanh nhanh chóng!